Digorich

Digorich

Mã sản phẩm : Digorich

Phone
Quy cách:
Hộp 1 vỉ x 30 viên
Hạn dùng:
36 tháng
Thành phần - Hàm lượng:
Digoxin 0,25 mg
Dạng bào chế:
Viên nén
Mã vạch:
8936010460317
Chỉ định, cách dùng và liều dùng

Chỉ định:

Digoxin được chỉ định để điều trị suy tim sung huyết.

Digoxin còn được dùng cho một số rối loạn nhịp trên thất, đặc biệt là rung nhĩ.

Cách dùng – liều dùng:

Cách dùng: Dùng đường uống.

Liều dùng:

Liều ban đầu tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và chức năng thận của từng bệnh nhân.

Trường hợp đã dùng glycosid tim hai tuần trước đó, nên xem xét lại các khuyến cáo về liều lượng ban đầu cho bệnh nhân và nên giảm liều.

– Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi:

Liều tấn công: 0,75 mg – 1,5 mg.

Những người có nguy cơ cao hay có tình trạng khẩn cấp như người già, liều uống nên được chia làm nhiều lần cách nhau 6 giờ, đánh giá đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân trước khi bổ sung liều.

Liều duy trì: 0,25 – 0,75 mg mỗi ngày trong 1 tuần. Nên theo dõi đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân trong vòng 1 tuần.

Liều tấn công hay liều duy trì tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và mức độ khẩn cấp mà điều chỉnh mức liều phù hợp.

Liều duy trì phải dựa trên phần trăm lượng cơ thể dự trữ đỉnh bị mất mỗi ngày qua quá trình đào thải. Công thức sau đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng:

Liều duy trì = Lượng dự trữ đỉnh của cơ thể x (% mất đi hàng ngày/ 100)

Trong đó: Lượng dự trữ đỉnh của cơ thể = liều nạp;
% mất đi hàng ngày = 14 + độ thanh thải creatinin (CCr) / 5.

Trong thực tế, hầu hết liều duy trì của người bệnh là 0,125 đến 0,25mg digoxin mỗi ngày, tuy nhiên, ở những người có biểu hiện tăng nhạy cảm với các tác dụng ngoại ý của digoxin nên dùng liều 62,5 mcg (0,0625mg) hoặc ít hơn. Ngược lại, một số người bệnh có thể được sử dụng liều cao hơn.

– Trẻ em dưới 10 tuổi:

Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sinh non, độ thanh thải digoxin qua thận giảm, do đó phải kiểm soát chặt chẽ việc giảm liều, quá liều hoặc trên mức liều lượng chung đã được hướng dẫn.

Ngoài giai đoạn sơ sinh, trẻ em thường sử dụng liều cao hơn dựa trên trọng lượng cơ thể hoặc diện tích bề mặt cơ thể. Trẻ em trên mười tuổi sử dụng liều của người lớn dựa trên trọng lượng cơ thể.

Liều nạp: trẻ sinh non dưới 1,5kg (25 mcg/kg trong 24 giờ); trẻ sinh non 1,5-2,5kg (30 mcg/kg trong 24 giờ); trẻ sơ sinh đến 2 tuổi (45 mcg/kg trong 24 giờ); 2-5 tuổi (35 mcg/kg trong 24 giờ); 5-10 năm (25 mcg/kg trong 24 giờ).
Liều nạp nên được chia thành nhiều lần với khoảng một nửa tổng liều đã cho như liều đầu tiên, và chia nhỏ hơn nữa tổng liều được đưa ra trong khoảng thời gian từ 4-8 giờ, đánh giá đáp ứng lâm sàng trước khi cho mỗi liều bổ sung.

Liều duy trì: trẻ sinh non (liều hàng ngày là 20% liều nạp trong 24 giờ); trẻ sơ sinh và trẻ em đến 10 tuổi (liều hàng ngày là 25% liều nạp 24 giờ).

Theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh để điều chỉnh liều ở các nhóm bệnh nhi này. Nếu glycosid tim đã được sử dụng trong hai tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng digoxin, cần lưu ý rằng liều dùng tối ưu sẽ phải nhỏ hơn liều khuyến cáo nêu trên.

Theo dõi:

Việc điều trị cho từng cá nhân ở giai đoạn đầu nên được đo nồng độ digoxin trong huyết tương, giúp phát hiện bệnh nhân có tuân thủ hay không và chẩn đoán độc tính. Nồng độ digoxin trong huyết tương có thể được xác định bằng đơn vị nanogram/ml (ng/ml) hoặc nanomol/l (nmol/l). Để chuyển từ đơn vị ng/ml sang đơn vị nmol/l, nhân ng/ml với 1,28.

Nồng độ digoxin trong huyết tương có thể được xác định bởi phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ. Mẫu máu để xét nghiệm phải được lấy sau khi sử dụng liều cuối digoxin từ 6 giờ trở lên. Ở đa số các bệnh nhân, lợi ích điều trị với nguy cơ các tác dụng không mong muốn thấp thường thu được khi nồng độ digoxin nằm trong khoảng 0,8 ng/ml (1,02 nmol/l) đến 2,0 ng/ml (2,56 nmol/l).
Nồng độ cao hơn khoảng này, các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm độc thuốc xuất hiện thường xuyên hơn và nồng độ trên 3 ng / ml (3,84nm /l) thường xảy ra nhiễm độc. Tuy nhiên, để xác định xem các triệu chứng của bệnh nhân có phải do digoxin hay không, khi phân tích các kết quả xét nghiệm, nồng độ kali trong huyết tương và chức năng tuyến giáp cũng phải được tính đến. Các glycoside khác, bao gồm các chất chuyển hóa của digoxin có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Người cao tuổi:

Người cao tuổi có khuynh hướng suy giảm chức năng thận và thiếu cân nặng dễ ảnh hưởng đến dược động học của digoxin, do đó nồng độ digoxin trong huyết thanh cao và tăng khả năng nhiễm độc. Do đó, nên kiểm tra thường xuyên nồng độ digoxin trong huyết thanh và tránh tình trạng hạ kali máu.

– Suy thận:

Nên giảm liều nạp và liều duy trì digoxin ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận vì đường thải trừ chủ yếu là thải trừ qua thận ở dạng thuốc không thay đổi.

– Bệnh tuyến giáp:

Cần sử dụng thận trọng digoxin cho các bệnh nhân có bệnh về tuyến giáp. Giảm liều khởi đầu và liều duy trì của digoxin khi chức năng tuyến giáp dưới mức bình thường, ở bệnh nhân cường giáp đã được kiểm soát, cần giảm liều digoxin.

– Bệnh đường tiêu hóa:

Bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu có thể sử dụng liều digoxin cao hơn.

Các thông tin khác

Xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.